Visa du lịch là thẻ thông hành mà bạn bắt buộc phải xin trước khi muốn tham quan cảnh đẹp ở một đất nước khác. Công dân Việt Nam vẫn có thể du lịch đến một số quốc gia mà không cần phải xin visa du lịch, trong khi những nước khó ở Châu Âu, Châu Mỹ lại yêu cầu hồ sơ khá phức tạp, tương tự như xin visa du học đến đó vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nước nào miễn visa du lịch cho Việt Nam, và quy trình làm visa du lịch đến các nước khó như thế nào.
Trước hết sẽ là danh sách 8 quốc gia miễn visa cho Việt Nam, công dân Việt Nam muốn tới các nước này du lịch, chỉ cần xuất trình hộ chiếu ở cửa khẩu, không cần làm visa:
- Thái Lan: Miễn visa du lịch. Bạn được đến đây với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
- Singapore: Thời gian tạm trú khi đến Singapore của bạn cũng không được quá 30 ngày. Ngoài hộ chiếu thì bạn cần có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác.
- Lào: Thời gian tạm trú tại Lào cũng không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày.
- Cambodia: Thời gian tạm trú cũng không được quá 30 ngày.
- Cộng hòa Kyrgyzstan (thuộc Liên xô cũ): Được miễn visa đến đây. Không giới hạn thời gian lưu trú.
- Indonesia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày, không được gia hạn thời gian tạm trú.
- Malaysia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
- Kazakhstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh
- Philippines, Brunei và Myanmar: Miễn visa cho Việt Nam, thời gian lưu trú chỉ cho phép trong khoảng từ 14 đến 21 ngày.
- Haiti: Chỉ công dân ba nước Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama mới phải xin visa du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày mà không cần visa.
- Panama: Công dân Việt Nam du lịch Panama được miễn visa và thẻ du lịch – thời gian lưu trú 180 ngày.
- Cộng hòa Dominica: Miễn visa. Thời gian lưu trú 30 ngày.
- Ecuador: Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày cho du khách Việt du lịch tại Ecuador
- Saint Vincent and the Grenadines: Đây là đảo quốc vùng Caribbean là St. Vincent and the Grenadines, ở đây không yêu cầu Visa đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào. Công dân Việt Nam muốn du lịch ở đây cần xuất trình hộ chiếu còn hiệu lực, vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.
- Turks and Caicos: Đây là quần đảo và lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Nơi này miễn visa cho công dân đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần.
Các nước cấp visa khi đến (visa on arrival)
Nhiều nước khác dù không miễn visa, nhưng thủ tục lại khá đơn giản. Một số quốc gia cấp visa du lịch tại sân bay hoặc cửa khẩu mà không cần xin trước từ Việt Nam. Thủ tục xin visa hoàn toàn thực hiện qua hệ thống mạng internet, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của đương đơn. Đó là Ấn Độ, Nepal, Maldives, Srilanka, Iran, Mali, Kenya, Papua New Guinea, Madagascar, Tanzania, Togo, Tajikistan, Burundi, Mauritius, Zambia, Đông Timor, UAE và một số nước khác.
Thủ tục xin visa phức tạp hay đơn giản tùy vào các nước, nhìn chung bạn vẫn phải có hộ chiếu, tài chính và vé máy bay (hoặc tàu xe) khứ hồi). Một số nước có thể yêu cầu phỏng vấn trực tuyến với Lãnh sự quán trước khi chấp nhận cấp visa cho bạn.
Các nước cấp visa miễn phí cho người Việt
Tức là bạn không cần trả phí khi gửi đơn làm visa, tại một số nước là: Romania, Cuba, Mông Cổ, Nicaragua, Afghanistan, Algeria. Bạn cần có hộ chiếu, vé máy bay khứ hồi và xác nhận đặt phòng khách sạn.
Các nước không cần thư bảo lãnh hoặc thư mời để xi visa du lịch
Tại Châu Âu, có 4 nước Châu Âu không yêu cầu phải có thư mời hay người bảo lãnh là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Italy. Các nước Châu Âu còn lại yêu cầu bạn có thư mời để đủ điều kiện xin visa.
Trong khối Schengen tại Châu Âu, bạn chỉ cần xin visa của một nước là có thể tự do “ghé qua” các nước khác để thăm thú trong lộ trình du lịch của mình. Các nước thuộc khối Schengen hiện tại gồm Áo, Bỉ, Cộng Hòa Czech, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ.
Bạn sẽ được cấp visa Schengen với điều kiện bạn xin visa ở nước mà bạn sẽ dừng lại lâu nhất hoặc đến đó đầu tiên trong hành trình của mình. Người Việt Nam thường chọn xin visa Schengen của Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha Ý vì các nước này không yêu cầu thư mời hay người bảo lãnh.
Thủ tục xin visa Schengen khác phức tạp, chủ yếu là yêu cầu cao về tài chính cũng như chứng minh được mục đích chuyến đi là để du lịch.
Hồ sơ xin visa du lịch đến các nước
Visa Châu Âu và Visa Schengen
Nhìn chung các nước nằm ở Châu Âu, bao gồm các nước trong khối Schengen đều có hồ sơ và quy trình xin visa du lịch khá giống nhau. Hồ sơ xin visa Schengen bao gồm:
- Hộ chiếu có chữ ký còn hạn sử dụng trên 6 tháng + Hộ chiếu cũ (nếu có).
- 3 tấm ảnh 4cm x 6cm, nền trắng (chụp trong vòng 6 tháng trở lại).
- Chứng minh nhân dân + hộ khẩu gia đình (bản photo rõ ràng từng trang).
- Bản photo các giấy tờ chứng minh công việc: Hợp đồng lao động, giấy chứng nhận nghề nghiệp, giấy xác nhận mức lương, đơn xin nghỉ phép đi du lịch (nếu là CB-CNV), giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là chủ doanh nghiệp), giấy chứng nhận hưu trí (nếu đã nghỉ hưu), giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã có gia đình), giấy khai sinh và giấy đồng ý cho đi du lịch của cha/mẹ (nếu quí khách dưới 18 tuổi)
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có giá trị (nhà, đất, ôtô, cổ phần, cổ phiếu), sổ tiết kiệm ngân hàng trên 5.000 USD hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
Lưu ý:
- Đăng ký và nộp hồ sơ ít nhất trước 30 ngày so với ngày dự kiến khởi hành.
- Hồ sơ yêu cầu bản sao có chứng thực, dịch thuật sang tiếng Anh.
- Phí làm visa đóng theo yêu cầu của công ty tư vấn hoặc theo đại sứ quán nếu bạn nộp hồ ớ trực tiếp.
- Giấy tờ không được giả mạo, làm sai, hay là thiếu trước khi nộp hồ sơ.
- Chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn với đại sứ quán.
Visa Úc và New Zealand
Hai nước này đều nằm ở Châu Úc, với nền chính trị và môi trường rất giống nhau, nê bạn có thể chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch tương tự:
- Hộ chiếu đã kí tên (còn hạn ít nhất 06 tháng) và còn trang trống dán thị thực.
- 04 Ảnh 4×6 (ảnh chụp không quá 6 tháng, áo trắng, nền trắng).
- Đơn xin visa (theo mẫu 48R).
- Bản sao công chứng tất cả các trang của sổ hộ khẩu hiện tại có tên người xin visa.
- Bản sao công chứng Giấy khai sinh.
- Bản gốc Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người xin visa đang đăng ký sinh sống, và dịch sang tiếng Anh).
- Giấy đăng ký kết hôn (dù là một hoặc cả hai vợ chồng cùng đi) nếu như đã kết hôn.
- Tờ khai chi tiết về thân nhân
- Chứng minh tài chính: tài khoản ngân hàng, bản sao công chứng Sổ tiết kiệm hay các giấy tờ chứng minh về tài chính khác giá trị ít nhất là 5.000 – 7.000 USD
- Chứng minh về thu nhập/công việc: Hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh, sổ hưu trí hoặc các giấy tờ chứng minh công việc khác (Dịch tiếng Anh, có công chứng).
Lưu ý:
- Thời gian xét duyệt visa trung bình 2-3 tuần hoặc có thể lâu hơn, bạn nên nộp hồ sơ trước ngày khởi hành dự kiến khoảng 1 tháng.
- Lãnh sự quán có thể yêu cầu bổ sung thêm một số giấy tờ khác ngoài những giấy tờ trên, tùy vào hồ sơ và yêu cầu của Lãnh sự quán.
- Các hồ sơ những người dưới 18 tuổi, trẻ tuổi và độc thân thậm chí có thể không được nhận.
Visa các nước Châu Phi
Làm Visa Nam Phi như thế nào?
Các nước Châu Phi tương đối dễ xin visa đối với công dân Việt Nam. Hồ sơ để xin visa tới đây cũng tương tự các nước Châu Âu, mặc dù có tinh giản hơn, bao gồm:
- Mẫu đơn xin thị thực (BI-84)
- Hộ chiếu gốc (còn hiệu lực ít nhất 30 ngày sau ngày dự định rời Châu Phi)
- 01 ảnh mới nhất (35x45mm)
- Xác nhận đặt chỗ hoặc vé máy bay
- Xác nhận nơi ở tại Châu Phi
- Chứng minh tài chính bằng xác nhận công việc, bảng lương, sổ tiết kiệm và các giấy tờ khác
- Quyết dịnh của cơ quan chủ quản cho phép người xin thị thực nghỉ phép, trong đó nêu rõ thời gian được nghỉ phép
- Giấy chứng nhận bảo hiểm du lịch
- Lịch trình du lịch chi tiết
- Nếu thăm thân tại Châu Phi, cần nộp thư mời và bản sao của giấy chứng minh thư (do Nam Phi cấp) hoặc giấy phép cư trú tại Nam Phi của người thân đang sống tại đó
- Giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa bệnh sốt vàng da nếu hành trình đi qua khu vực có bệnh này ở Châu Phi và Nam Mỹ
Lưu ý:
- Thời gian xử lý hồ sơ ít nhất là 5 ngày làm việc, nhưng cũng sẽ trong khoảng 10 ngày là có kết quả.
- Người nước ngoài đang ở Việt Nam mà muốn xin visa đi Châu Phi, cần xuất trình giấy phép lao động hoặc giấy phép cư trú ở Việt Nam. Nếu không có các giấy tờ nói trên, đề nghị nộp hồ sơ xin thị thực tại quốc gia anơi cư trú hoặc cơ quan đại diện của Châu Phi nơi gần nhất.
- Đề nghị nộp bản dịch tiếng Anh
Visa du lịch các nước Châu Á
Visa du lịch Nhật Bản
- Visa đi Nhật Bản tương đối dễ xin, chỉ cần hồ sơ của bạn đầy đủ và lý lịch trong sạch là có thể nắm chắc cơ hội “vi vu” Nhật Bản rồi. Hồ sơ xin visa Nhật bao gồm:
- Hộ chiếu có chữ ký và còn hạn sử dụng trên 6 tháng
- Đơn xin visa theo mẫu của LSQ Nhật Bản
- 02 hình khổ 4,5cm x 4,5cm (chụp trong vòng 6 tháng trở lại, nền trắng)
- Chứng minh nhân dân + hộ khẩu photo
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã có gia đình)
- Bản photo các giấy tờ chứng minh công việc: Hợp đồng lao động, giấy chứng nhận nghề nghiệp, giấy xác nhận mức lương, đơn xin nghỉ phép đi du lịch (nếu là nhân viên), giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là chủ doanh nghiệp), giấy chứng nhận hưu trí (nếu đã nghỉ hưu).
- Bản photo các giấy tờ chứng minh tài sản: sổ tiết kiệm ngân hàng trên 4.000 USD hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy chứng nhận sở hữu tài sản có giá trị (nhà, đất, ôtô, cổ phần, cổ phiếu).
Lưu ý:
- Đăng ký và nộp hồ sơ trước 3 tuần so với ngày dự kiến khởi hành.
- Nếu bạn đã trở về từ Nhật hoặc các nước khác sau khi nhập cư hoặc tạm trú bất hợp pháp, thi khả năng rất cao là bạn không còn cơ hội xin được visa du lịch Nhật Bản nữa.
- Visa du lịch Hàn Quốc
- Tương tự như Nhật Bản, hồ sơ xin visa đi du lịch Hàn Quốc khá là đơn giản, hơn nữa Hàn Quốc cũng là quốc gia luôn mở rộng cửa với công dân Việt Nam. Bằng chứng là gần đây, Chính phủ nước bạn đã chấp nhận cấp visa có thời hạn 10 năm cho các công dân trú tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hồ sơ xin visa đi Hàn du lịch bao gồm:
- Hộ chiếu
- 02 hình khổ 4,5cm x 4,5cm
- Bản sao công chứng tất cả các trang của sổ hộ khẩu hiện tại có tên người xin visa
- Nếu có con cùng tham gia chuyến đi: Bản sao Giấy khai sinh (Dịch sang tiếng Anh, có công chứng).
- Nếu vợ/chồng cùng tham gia chuyến đi: Bản sao Giấy đăng ký kết hôn (Dịch sang tiếng Anh, có công chứng)
- Chứng minh về thu nhập (Dịch tiếng Anh, có công chứng) bằng các giấy tờ chứng minh công việc bạn đang làm.
- Chứng minh khả năng tài chính (Dịch tiếng Anh công chứng Nhà nước): Sổ tiết kiệm (tối thiểu từ 5.000 – 7.000 USD) + các loại giấy tờ sở hữu mang tên người khai đơn (giấy tờ nhà đất, sở hữu ôtô…).
Lưu ý:
- Các hồ sơ những người trẻ tuổi, đang còn độc thân thường được xem xét hồ sơ rất kỹ trước khi nhận.
- Bạn có thể phải xếp hàng khá lâu bởi Hàn Quốc là thị trường cực kỳ thu hút đối với công dân Việt Nam.
- Quý khách đã có visa vào các nước phát triển như: Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật…. được ưu tiên xét duyệt (không cần phí bảo lãnh).
Visa du lịch Trung Quốc
Bạn có thể đến các tỉnh giáp biên giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vòng 1 ngày mà chỉ cần xin giấy thông hành, không cần xin visa. Nhưng visa đi Trung Quốc vẫn là bắt buộc khi bạn muốn đến những nơi xa hơn trong nội địa. Riêng visa du lịch Trung Quốc thường được cấp cho công dân dân Việt Nam nhất là visa loại L: nhập cảnh 3 tháng 1 lần:
Với nhu cầu du lịch, công tác hay giải quyết việc riêng trong thời gian ngắn thì xông dân Việt Nam nên xin visa 3 tháng 1 lần. Người Việt Nam sẽ được vào Trung Quốc đúng 1 lần duy nhất trong 3 tháng hiệu lực Visa, thời gian ở lại Trung Quốc không quá 30 ngày.
Nếu tổng cộng có 9 người trở lên cùng một tập thể nhập cảnh với mục đích du lịch thì sẽ cấp visa tập thể.
Hồ sơ xin visa bao gồm:
- Điền vào tờ đăng ký visa, 01 ảnh 4×6 (chụp trong vòng 6 tháng trở lại).
- Chứng minh lý do xuất cảnh, quá cảnh và đăng ký:
- Các giấy tờ tùy thân cần thiết
Nguồn: duhocvinedu